Giải pháp đào tạo trực tuyến Smart E-learning

01/12/2020 5:38 CH


1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ELEARNING

1.1 Trên thế giới
- Elearning phát triển song song với mạng Internet trên thế giới, cùng với sự thay đổi nâng cấp không ngừng của công nghệ máy tính thì Elearning cũng có những sự cải tiến, hoàn thiện qua từng giai đoạn. Cụ thể, một trong các chuẩn bài giảng điện tử là SCORM ra đời với phiên bản đầu tiên năm 1999, và cho đến nay đã nâng cấp lên phiên bản thứ 9 - SCORM 2.0
- Một số thống kê liên quan đến thị trường Elearning trên thế giới tại thời điểm năm 2015:
+ Giá trị thị trường đào tạo trực tuyến trên thế giới năm 2015 ước tính khoảng 163 tỉ đôla và dự kiến đạt 240 tỉ đôla vào năm 2023
+ Tại Mỹ, 77% số doanh nghiệp và tổ chức giáo dục sử dụng Elearning như một công cụ hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo
+ Elearning là một trong những yếu tố chính đóng góp vào việc gia tăng doanh thu của 42% doanh nghiệp nhờ việc giảm chi phí đào tạo cũng như nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực
+ 67% người dùng tham gia học trực tuyến thông qua các thiết bị di động
+ Hệ thống học trực tuyến lớn nhất hiện nay là Udemy hiện đang có hơn 10 triệu học viên và 40.000 khóa học cấp chứng chỉ được cung cấp bởi hàng nghìn tổ chức, đơn vị giáo dục uy tín trên thế giới

1.2 Tại Việt Nam
- Ngay từ thời điểm năm 2003-2004 Elearning đã xuất hiện tại Việt Nam, và đến thời điểm hiện tại đa phần các đơn vị phụ trách CNTT tại các cơ quan, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các trường ĐH đều đã và đang vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến, chủ yếu là sử dụng công nghệ mã nguồn mở Moodle
- Ngày 22/04/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Số: 12/2016/TT-BGDĐT về việc quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, từ đó một số trường Đại học đã liên kết với các tổ chức đào tạo bên ngoài tổ chức đào tạo trực tuyến cấp Bằng cử nhân, Chứng chỉ đào tạo. Ví dụ có thể kể đến: Đại học Mở HN, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Vinh
- Giai đoạn 2016-2017, một số trường ĐH cũng đã chủ động xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến riêng cho mình, cụ thể:
+ Triển khai số hóa chương trình của tất cả các môn học, đầu tư hệ thống đào tạo trực tuyến để đưa bài giảng điện tử lên, bước đầu làm công cụ hỗ trợ, tham khảo cho sinh viên bên cạnh việc học tập trên lớp
+ Ngoài tổ chức đào tạo trực tuyến cho các môn học trong chương trình đào tạo, nhà trường còn cung cấp các khóa học bổ trợ có thu phí trên trên hệ thống đào tạo trực tuyến về các lĩnh vực: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm...


2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI ELEARNING
2.1 Lợi ích Elearning đem lại khi được triển khai
Đối với nhà Trường:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thực tế ghi nhận hình thức Elearning giúp giảm khoảng 60% chi phí, 20-40% thời gian đào tạo so với phương pháp giảng dạy truyền thống, đặc biệt là với hệ thống đào tạo có quy mô lớn, bao gồm nhiều cơ sở.
- Tiết kiệm chi phí tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo nhờ việc tổ chức trực tuyến với sự tham gia của các đầu cầu
- Hỗ trợ tổ chức hình thức đào tạo từ xa, đào tạo cấp chứng chỉ cho các đối tượng người học ngoài xã hội: đối tượng đã đi làm; sinh viên đã tốt nghiệp có nhu cầu học tập bổ sung... 
- Hỗ trợ tổ chức đào tạo thu phí thông qua việc kinh doanh các khóa học trên hệ thống đào tạo trực tuyến, hình thức thanh toán đa dạng, thuận tiện: bằng thẻ học do trường tự phát hành, thẻ điện thoại, chuyển khoản...
- Hệ thống tự động chấm điểm các bài thi, bài kiểm tra và đưa ra kết quả thi một cách nhanh chóng và chính xác. Người quản lý, cán bộ tổ chức đào tạo dễ dàng giám sát và tổng kết, báo cáo kết quả đào tạo.
- Hệ thống phần mềm hỗ trợ tích hợp với các phần mềm quản lý của nhà trường: phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý đào tạo... Đảm bảo dữ liệu được đồng bộ, thống nhất và dễ dàng trích xuất phục vụ công tác quản lý của tất cả các bộ phận/phòng ban có liên quan
- Bài giảng điện tử được xây dựng một lần, và được sử dụng trong nhiều năm, dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa nội dung khi có thay đổi trong chương trình đào tạo


Đối với sinh viên:
- Sinh viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu có kết nối internet, thông qua nhiều thiết bị khác nhau: máy tính, laptop, tablet, smartphone. 
- Sinh viên có thể lựa chọn những khóa học có sự chỉ dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc khóa học tự tương tác, tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng của sinh viên. 
- Tài liệu tập trung cho tất cả sinh viên, chỉ cần thực hiện tải về máy và nghiên cứu
- Sinh viên dễ dàng theo dõi tiến trình và kết quả học tập. 
- Dễ dàng chia sẻ và trao đổi, thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác thông qua hệ thống

3. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI
3.1 Mục tiêu chung
- Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến nhằm hỗ trợ hình thức đào tạo nội bộ; đào tạo theo tín chỉ; vừa làm vừa học và dần thay thế phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo phương thức tập trung truyền thống nhằm nâng cao chất lượng;

- Thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia công tác dạy và học của giảng viên, Sinh viên trong trường theo hình thức đào tạo trực tuyến;

- Từng bước xây dựng hệ thống và đưa đào tạo trực tuyến trở thành môi trường đào tạo, bồi dưỡng chung các kiến thức chuyên ngành thực hiện tiết kiệm, hiệu quả nhiệm vụ được giao trong việc tổ chức đào tạo cho sinh viên trong trường.

3.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Triển khai xây dựng, phát triển và cài đặt hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến đáp ứng nghiệp vụ quản lý đào tạo của nhà trường. Hỗ trợ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên thực hiện việc quản lý đào tạo trên phần mềm. Hỗ trợ người học tham gia học tập, trao đổi, thi, quản lý quá trình học tập trực tuyến của mình.

- Mục tiêu 2: Xây dựng kho nội dung tài liệu điện tử, bài giảng điện tử phù hợp với công tác đào tạo nội bộ và phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của nhà trường để đưa lên hệ thống phần mềm, cho phép giảng viên giảng dạy, sinh viên học tập trực tuyến.

- Mục tiêu 3: Xây dựng và triển khai hệ thống hạ tầng phần cứng và đường truyền mạng nhằm hỗ trợ việc cài đặt phần mềm đào tạo trực tuyến, truyền tải và lưu trữ thông tin, dữ liệu kho bài giảng điện tử. Xây dựng hệ thống studio hỗ trợ quá trình ghi hình, xử lý hậu kỳ và đóng gói nội dung bài giảng điện tử.

- Mục tiêu 4: Xây dựng cơ chế chính sách, bố trí nhân lực tham gia triển khai và quản lý hệ thống.

- Mục tiêu 5: Ứng dụng elearning vào công tác đào tạo của trường.


3.3 Phạm vi triển khai
- Hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến được triển khai trên LAN, Internet phục vụ công tác đào tạo trực tuyến cho Cán bộ, Giảng viên, Sinh viên đang tham gia công tác, giảng dạy và học tập tại trường.

3.4 Đối tượng sử dụng:
- Ban Lãnh đạo nhà trường;
- Đội ngũ cán bộ quản trị kỹ thuật hệ thống Công nghệ thông tin;
- Đội ngũ cán bộ thiết kế học liệu;
- Đội ngũ giảng viên có thể tự xây dựng bài giảng E-learning;
- Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập và quản lý đào tạo;
- Sinh viên tham gia học tập tại trường và các trung tâm liên kết.